Bài học vỡ lòng đầu tiên khi tham gia thị trường tài chính không đâu khác chính là học cắt lỗ. Cắt lỗ (stoploss) là gì? Vì sao cần tìm điểm cắt lỗ (stoploss) tốt? Khi nào nên cắt lỗ? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết cách tìm điểm cắt lỗ (stoploss) tốt.
ĐIỂM CẮT LỖ (STOPLOSS) LÀ GÌ
1. Khái niệm
Cắt lỗ là phương án bán tài sản đang bị rớt giá hoặc đang biến động mạnh khiến nhà đầu tư rơi vào trạng thái thua lỗ. Hành động cắt lỗ nhằm thu hồi lại vốn đầu tư, tránh trường hợp ngày càng mất mát tài sản. Vì vậy, thiết lập điểm cắt lỗ (stoploss) tốt sẽ giúp giảm rủi ro đầu tư.
Trong giao dịch hay đầu tư tài chính, các trader thường sử dụng các lệnh cắt lỗ.
Lệnh cắt lỗ hay còn gọi là lệnh stoploss (stoploss order) được các nhà đầu tư sử dụng để bán chứng khoán hay tài sản tài chính tại 1 mức giá họ xác định trước, giảm thiệt hại khi đầu tư.
Trong giao dịch chứng khoán phái sinh, lệnh dừng lỗ giúp giới hạn mức lỗ tối đa mà nhà đầu tư chịu được. Khi giá thị trường chạm vào điểm stoploss sẽ kích hoạt lệnh dừng lỗ, giúp nhà đầu tư đóng vị thế. Với nhà đầu tư đang mở vị thế Long, lệnh dừng lỗ sẽ được đặt ở mức giá thấp hơn mức giá mua. Đối với nhà đầu tư đang mở vị thế Short, lệnh dừng lỗ được thiết lập ở mức giá cao hơn mức giá bán.
Trong giao dịch chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư thường sử dụng lệnh dừng lỗ tự động. Khi giá chạm vào điểm cắt lỗ, hệ thống sẽ tự động đóng vị thế cho bạn. Loại lệnh này giúp nhà đầu tư chủ động hơn trên thị trường, không cần bám bảng và tránh rủi ro trượt giá do biến động thị trường.
Hiện nay, lệnh dừng lỗ tự động được cập nhật trên nhiều nền tảng và công ty chứng khoán. Được thành lập năm 2012, đến nay VPS vươn lên là Công ty chứng khoán có thị phần phái sinh đứng số 1 tại Việt Nam. VPS cung cấp cho khách hàng đầy đủ các tính năng giao dịch phái sinh: trading view, bảng giá chứng khoán phái sinh, lệnh điều kiện, auto stoploss – take profit… Mức ký quỹ của VPS thuộc hàng cạnh tranh nhất trong số các công ty chứng khoán với gói hợp tác đầu tư H0. Bên cạnh đó, VPS ra mắt tính năng copytrade theo chuyên gia cho các khách hàng không chuyên. Hệ thống luôn đáp ứng những yêu cầu khó tính của các trader, nói không trượt giá.
Nếu bạn chưa có tài khoản tại VPS, click vào đường link tại đây !!!!
2. Vì sao cần cắt lỗ
Nhiều nhà đầu tư vô cùng ngạc nhiên về việc sử dụng lệnh cắt lỗ. Nếu mục đích ban đầu tham gia thị trường là kiếm lợi nhuận thì cần gì cắt lỗ. Có một số quan niệm rằng, chỉ cần nắm giữ cổ phiếu đủ lâu là sẽ có lời. Suy nghĩ các nhà đầu tư có phần đúng, chúng ta tham gia thị trường tài chính để kiếm tiền, chứ không phải mất tiền.
Nhưng bản thân thị trường tài chính là dòng chảy của tiền, tức là tiền sẽ chảy từ kênh đầu tư này sang kênh đầu tư khác, từ cổ phiếu này sang cổ phiếu khác. Chính vì thế sinh ra các trạng thái trên thị trường như tích lũy – tăng giá – phân phối và giảm giá. Nếu nhà đầu tư không đủ nhạy bén và kỹ năng, tiền của họ rất có thể sẽ bị kẹt hoặc mất toàn bộ.
Vì vậy, tìm điểm cắt lỗ (stoploss) tốt là hành động cần thiết để bảo vệ túi tiền của nhà đầu tư, chứ không phải để mất tiền. Lệnh dừng lỗ là bảo hiểm nhân thọ cho tài khoản nhà giao dịch. Trước khi kiếm được tiền từ ví người khác thì đừng để bất cứ ai lấy được tiền của bạn.
Cắt lỗ và thoát khỏi thị trường sẽ giúp tâm trí nhà đầu tư bình tĩnh để nhận xét. Từ đó có thể đưa ra các quyết định đầu tư khác đúng đắn hơn, chuyển hướng dòng tiền của mình sang kênh khác hiệu quả hơn.
CÁC LỆNH STOPLOSS CHỨNG KHOÁN
Chúng ta nên chọn loại lệnh stoploss nào khi giao dịch chứng khoán? Để có câu trả lời chính xác nhất, hãy tìm hiểu các lệnh dưới đây:
Stoploss động (trailing stop loss)
Đây là loại stoploss mà mức giá được cập nhật liên tục theo một phần trăm hoặc số tiền nhất định. Nếu giá cổ phiếu tăng, mức giá stoploss cũng tăng theo, nhưng nếu giá cổ phiếu giảm, mức giá stoploss sẽ không thay đổi.
Stoploss cố định (fixed stop loss)
Đây là loại stoploss mà mức giá được thiết lập tại một mức độ nhất định. Nếu giá cổ phiếu giảm đến mức giá này, lệnh stoploss sẽ được kích hoạt và cổ phiếu sẽ được bán ra.
Stoploss theo phần trăm (% stop loss)
Mức cắt lỗ được thiết lập dựa trên một phần trăm giá hiện tại của cổ phiếu. Ví dụ, nếu bạn đặt stoploss theo phần trăm 5%. Khi giá giảm 5% so với giá mua ban đầu, lệnh stoploss sẽ được kích hoạt.
Nhà đầu tư nên tìm loại cắt lỗ (stoploss) phù hợp với vào thị trường và phương pháp của chính mình.
KINH NGHIỆM TÌM ĐIỂM CẮT LỖ HỢP LÝ
Bạn đã bao giờ gặp trường hợp: khi vừa vào lệnh đã lỗ nhưng giá không chạm điểm cắt lỗ cài trước. Vài ngày sau giá bật tăng trở lại và bạn có món hời lớn.
Hay bạn cũng đã từng bị dính điểm cắt lỗ (stoploss) nhưng sau đó giá quay đầu và đi đúng hướng bạn đoán ban đầu.
Trong 2 trường hợp trên, nếu bạn tìm được 1 điểm cắt lỗ (stoploss) hợp lý, bạn sẽ không bao giờ mất tiền và sớm có lãi. Vậy làm thế nào để tìm được điểm cắt lỗ (stoploss) tốt?
Cắt lỗ theo hỗ trợ/kháng cự
Vùng cung – cầu
Đầu tiên, hãy xác định vùng hỗ trợ/kháng cự của thị trường. Vùng hỗ trợ là nơi mà nguồn cầu thị trường mạnh hơn cung. Giá có khuynh hướng tăng trở lại khi gặp vùng này. Vùng kháng cự là vùng có lực bán mạnh. Khi gặp vùng này giá có khuynh hướng quay đầu giảm mạnh, khó bứt phá.
Đối với các nhà giao dịch chứng khoán phái sinh, vùng cung – cầu cung cấp tín hiệu tốt nhất về xu hướng của thị trường.
Nếu mở vị thế Long, điểm cắt lỗ (stoploss) tốt là cách dưới đáy vùng hỗ trợ 1 chút. Trường hợp giá chạm vào vùng hỗ trợ rồi bật lên. Như vậy sẽ tránh chạm điểm dừng lỗ được đặt ở dưới đó.
Trường hợp nhà đầu tư mở vị thế Short (bán khống – hoạt động bán cổ phiếu mà người bán không sở hữu vào thời điểm thực hiện giao dịch), nhà giao dịch mở đặt điểm cắt lỗ (stoploss) hợp lý là cách trên đỉnh vùng kháng cự (vùng cung) 1 chút. Trường hợp giá vào vùng kháng cự và quay đầu giảm. Như vậy, nhà giao dịch sẽ tránh bị hit stoploss.
Kết hợp với tỷ lệ Risk/Rewward
Nhà giao dịch có thể dùng kháng cự/hỗ trợ kết hợp với tỷ lệ Risk/Reward để tìm được điểm thoát hợp lý. Tỷ lệ Risk/Reward (rủi ro/phần thưởng) xác định mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận tiềm ẩn cho bất kỳ giao dịch nào. Đó là quá trình đánh giá sự chênh lệch của các điểm vào lệnh, cắt lỗ để chốt lời.
Rủi ro là số tiền (số điểm) nhà giao dịch có thể sẽ mất nếu thua. Phần thưởng là số tiền (số điểm) mà nhà giao dịch sẽ nhận được nếu thắng.
Xem thêm về RR tại: https://chungkhoanphaisinh.com/cach-su-dung-ty-le-rui-ro-phan-thuong-rr-cho-dau-tu-chung-khoan/
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, giá VN30F1M biến động mạnh. Gía có thể thủng hỗ trợ và cắn điểm dừng lỗ của bạn, sau đó hồi phục. Tương tự, giá phá được ngưỡng cản và lệnh dừng lỗ được kích hoạt. Nhưng ngay sau đó, giá quay đầu giảm mạnh.
Bạn có thể sẽ cảm thấy tiếc nuối và nghĩ rằng: “Biết thế mình không cài cắt lỗ thì giờ đã lãi to rồi”. Nhưng nếu bạn không cài stoploss, bạn đã có thể sẽ phải hối hận. Nếu như thị trường không đánh lừa nhà đầu tư mà nó thủng hỗ trợ hay phá ngưỡng cản thật sự, nhà giao dịch chắc chắn sẽ mất rất nhiều tiền. Khi đó, họ chỉ ước rằng: “Biết thế mình cắt lỗ và thoát ra sớm hơn”.
Tham khảo thêm bài viết: Tâm lý đám đông trên thị trường chứng khoán
Cài cắt lỗ theo số tiền
Trước khi vào giao dịch, hãy xác định số tiền các bạn sẵn sàng chịu mất. Số tiền mất trong mỗi cuộc giao dịch không nên quá 2% NAV.
(NAV: Net Asset Value – giá trị tài sản thuần).
Đầu tiên, bạn xác định được một điểm vào lệnh hợp lý. Sau đó dùng số tiền bạn sẵn sàng chịu lỗ để ước lượng số điểm có thể mất. Từ đó xác định được điểm cắt lỗ của bạn.
Ví dụ: tôi sẵn sàng mất 2 triệu trong 1 cuộc giao dịch. Tôi sở hữu 1.000 cổ phiếu, giá là 10.000 đồng/cp. Như vậy, số điểm tối đa tôi chịu mất là 2 điểm cho 1.000 cổ phiếu sở hữu.
Vậy nếu cổ phiếu giảm xuống giá 8.000/cp thì tôi sẽ cắt lỗ.
Cắt lỗ theo chỉ báo
Sử dụng các chỉ báo (indicators) trong phân tích kỹ thuật có thể giúp các nhà giao dịch dự báo được xu hướng tương lai của giá. Nhiều nhà đầu tư áp dụng các chỉ báo phân tích kỹ thuật vào để nhận diện tín hiệu xấu. Khi xuất hiện tín hiệu báo bán, nhà đầu tư sẽ cắt lỗ.
Ví dụ khi đường MA20 cắt xuống đường MA10, nhà giao dịch có thể sẽ cắt lỗ
Cắt lỗ theo nến
Nến Nhật hay còn gọi là mô hình nến Nhật, biểu đồ nến Nhật… Đây là công cụ quan trọng trong phân tích kỹ thuật. Nó dùng để mô tả những biến động về giá của một loại tài sản. Biểu đồ nến Nhật được sử dụng phổ biến trong thị trường tài chính.
Nhiều nhà đầu tư sử dụng mô hình nến nhật dự báo sự đảo chiều. Tín hiệu từ nến thông báo sắp có đợt tăng mạnh hoặc bán mạnh. Từ đó, nhà giao dịch có thể ra quyết định hành động.
Ví dụ: khi xuất hiện 1 cặp nến tăng đảo chiều áp, nhà đầu tư sẽ đặt cắt lỗ ở mốc dưới điểm thấp nhất của cặp nến.
Là nhà giao dịch cần phải linh hoạt. Một trong những phương pháp cắt lỗ truyền thống nhất là khi cổ phiếu giảm 10%.
ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA LỆNH CẮT LỖ (STOPLOSS ORDER)
Chúng ta hãy cùng điểm qua một số ưu nhược điểm nổi bật của lệnh cắt lỗ.
Ưu điểm | Nhược điểm |
Có thể giới hạn mức thua lỗ | Nếu trader đặt mức dừng lỗ quá nhỏ và có nhiều lệnh giao dịch gần mức dừng lỗ này, thì thị trường chỉ cần biến động nhẹ, chúng cũng sẽ bị đóng sớm khiến trader chịu các tổn thất nhỏ. |
Tăng tính hiệu quả của chiến lược giao dịch | Không được đảm bảo khi có khoảng cách giá |
Đơn giản hóa giao dịch (dễ sử dụng và cài đặt) | Một số sàn giao dịch tính phí đặt lệnh stoploss (trừ VPS) |
Không cần trader phải theo dõi lệnh giao dịch mọi lúc mọi nơi | |
StopLoss order giúp trader kiểm soát tâm lý giao dịch |
KẾT LUẬN
Muốn kiếm được tiền, trước tiên hãy bảo vệ được túi tiền của bạn. Lệnh cắt lỗ là chiếc phao cứu sinh cho nhà giao dịch khi đi sai đường. Nhà đầu tư mới còn nhiều thắc mắc về cách tìm 1 điểm cắt lỗ (stoploss) hợp lý, hãy liên hệ với VivaFi team.
Chúng tôi – VivaFi tập hợp các chuyên gia với nhiều năm kinh nghiệm giao dịch thực chiến trên thị trường. Chúng tôi hỗ trợ và đồng hành cùng các bạn tìm ra phương pháp hiệu quả.
HƯỚNG DẪN MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN VPBANKS ONL TRONG 3′