“Thất bại trong sự chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại” – Benjamin Franklin

Nhà đầu tư thất bại hay thành công trên thị trường tài chính không đến từ việc nhà đầu tư phân tích dở hay tệ, không phải do nhà đầu tư nhận được thông tin sớm hay chậm càng không phụ thuộc vào số tiền trong ví của nhà đầu tư. Điểm khác biệt lớn nhất giữa nhà đầu tư thành công và nhà đầu tư thất bại là ở kế hoạch.

Tại sao cần lập ra một kế hoạch giao dịch chi tiết? Kế hoạch giao dịch sẽ giúp chúng ta như thế nào? Và làm thế nào để xây dựng được 1 kế hoạch giao dịch thật sự đầy đủ và hiệu quả. Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

KẾ HOẠCH GIAO DỊCH LÀ GÌ ?

Một kế hoạch giao dịch đơn giản là một tập hợp khung hướng dẫn các bước mà nhà đầu tư cần thực hiện nhằm đạt được 1 số mục tiêu trong quá trình đầu tư hay giao dịch của mình. Kế hoạch giao dịch bao gồm các nguyên tắc và điều kiện kiên quyết bắt nhà đầu tư phải thực hiện chúng, thực hiện một cách hệ thống và bài bản.

Ví dụ về nguyên tắc: khi cổ phiếu giảm 10% so với giá mua thì thực hiện cắt lỗ. Nếu đang giao dịch cơ sở bị lỗi mạng lập tức gọi cho môi giới để hủy tất cả các lệnh …

TẠI SAO CẦN MỘT KẾ HOẠCH GIAO DỊCH

Giống như trong cuộc sống của chúng ta có nhiều trường hợp xảy đến mà chúng ta nghĩ mình sẽ không bao giờ gặp phải. Nhà đầu tư đã bao giờ bị rắn cắn khi đang leo núi, hay gặp thú dữ khi ở trong rừng, hay bị dụ dỗ và lừa hết các khoản tiết kiệm. Nhiều điều chúng ta tin rằng chỉ xảy ra trong phim nhưng nó lại xảy đến với bản thân mình. Trong thời đại thế giới không ngừng biến động và thay đổi, những thứ đang hot ngày nay sẽ có thể không còn được biết đến vào ngày mai. Vậy nên, hãy chuẩn bị để thích nghi.

Chính vì vậy, trong thế giới đầu tư tài chính, nhà đầu tư cũng có thể gặp nhiều chuyện tương tự. Hôm nay là một ngày đẹp trời vì nhà đầu tư có thể kiếm được khoản tiền bằng thu nhập cả tháng. Nhưng ngày mai nhà đầu tư cũng có thể mất số tiền bằng cả năm nhà đầu tư kiếm được. Nhà đầu tư sẽ làm gì khi đó? Cổ phiếu của nhà đầu tư đang tăng trưởng rất tốt nhưng biết đâu, ngày mai sẽ có 1 tin xấu đột ngột khiến nó giảm thê thảm. Nhà đầu tư sẽ đối phó với nó như thế nào? Liệu các nhà đầu tư có còn thời gian để tự hỏi: “Tại sao chuyện này lại xẩy ra với mình mà không phải người khác?”. Tại sao nó không thể xẩy ra với nhà đầu tư ?

Mục đích

Kế hoạch giao dịch ra đời để bảo vệ nhà đầu tư trước những tình huống khó khăn trong đầu tư.

Mục đích đầu tiên nhất của một kế hoạch giao dịch hoàn chỉnh là ngăn ngừa rủi ro. Ngăn chặn tất cả các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình đầu tư. Các rủi ro này không chỉ đến từ các biến động của thị trường mà còn xuất phát từ các nguyên nhân khách quan khác như kết nối mạng, có chuyện đột xuất, bệnh tật, tin xấu…

Lòng tham

Một bản kế hoạch giao dịch sẽ ngăn chặn lòng tham không đáy của nhà đầu tư. Trên thị trường tài chính, người ta mất tiền vì lòng tham nhiều hơn vì sợ hãi. Các nhà tạo lập luôn nắm thóp được điểm yếu này của số đông. Khi nhà đầu tư nghĩ mọi chuyện đang diễn biến tốt, bắt đầu buông lỏng bản thân.

Nhà đầu tư cho phép bản thân mình tham lam hơn một chút bằng cách gia tăng vị thế ở những mốc rủi ro cao. Hoặc nhiều nhà đầu tư chấp nhận việc mua đuổi. Nhà đầu tư suy nghĩ rằng mình sẽ thoát ra trước khi ăn “đạp”. Rồi các nhà tạo lập sẽ đột ngột “đạp” sớm hơn hoặc muộn hơn dự kiến và khiến nhà đầu tư thiệt hại nặng nề.

Nếu đã xây dựng kế hoạch chi tiết từ ban đầu, chắc chắn nhà đầu tư sẽ không tham gia. Kế hoạch không cho phép nhà đầu tư tham gia ở những điểm quá rủi ro, những điểm quá cao so với điểm mua tốt.

Một kế hoạch đúng đắn sẽ ngăn cản sự sợ hãi vô lý của nhà đầu tư. Tại sao khi thị trường tăng mạnh, nhà đầu tư vẫn có thể fomo. Nhưng khi thị trường giảm và giá trở nên hấp dẫn, nhà đầu tư lại trở nên thận trọng và dè chừng hơn. Lúc này, kế hoạch sẽ hướng dẫn nhà đầu tư cần giải ngân mua bao nhiều, ở mức giá nào.

Hành động dựa trên cảm tính là trái với sự logic của thị trường, trái với ý chí của tạo lập. Nhà đầu tư sẽ hiếm kiếm được tiền nếu làm vậy.

5 BƯỚC XÂY DỰNG MỘT KẾ HOẠCH GIAO DỊCH

Một kế hoạch giao dịch đầy đủ phải bao gồm những yếu tố gì? Yếu tố nào là quan trọng nhất? Các bước để xây dựng 1 kế hoạch giao dịch tốt. Phần này sẽ giải đáp thắc mắc cho các nhà đầu tư.

1. Phương pháp phân tích

Để có thể chọn được cổ phiếu tốt hay chọn điểm để tham gia thị trường, nhà đầu tư cần có một phương pháp phân tích. Một phương pháp phân tích có tỷ lệ đúng cao, được xây dựng từ các kết quả trong quá khứ. Có như vậy, thông số phân tích mới ổn định.

Nhà đầu tư có thể sử dụng thêm các chỉ báo trong giao dịch. Nó giúp nâng cao hiệu quả phân tích. Nhiều nhà đầu tư sử dụng các chiến thuật như breakout, đợi điểm pullback để tham gia. Một số tìm kiếm các khung thời gian hiệu quả đển tham gia… Sự phân tích mang tính xác suất, không có chén thánh trong đầu tư.

Bước đầu của một kế hoạch là xây dựng một phương pháp phân tích có tỷ lệ đúng cao. 

2. Phương pháp quản trị rủi ro 

Đây là trái tym của một kế hoạch giao dịch. Trong nhiều tình huống, việc giữ được tiền còn quan trọng hơn rất nhiều việc kiếm tiền. Đối với nhà đầu tư thì tiền cũng chính là hàng hóa. Dùng tiền để kiếm được nhiều tiền hơn. 

Hãy tập trung tìm kiếm điểm rủi ro của thị trường. Nếu nhà đầu tư xác định được điểm cắt lỗ hợp lý, tỷ lệ lỗ nhỏ sẽ giúp tiền vốn an toàn. Thông thường, nhà đầu tư thường tìm kiếm điểm hỗ trợ và kháng cự để cài điểm stoploss – điểm cắt lỗ. Rủi ro và lợi nhuận tỷ lệ nghịch với nhau. Rủi ro càng lớn thì lợi nhuận càng thấp và ngược lại.

Số lượng cổ phiếu/hợp đồng phái sinh cũng là một điều quan trọng. Nếu nhà đầu tư tham giá quá nhiều thì số điểm cắt lỗ của nhà đầu tư sẽ nhỏ đi để mức lỗ sinh ra không quá lớn. Số lượng cổ phiếu/hợp đồng tham gia quá bé làm khoản lỗ nhà đầu tư bé đi nhưng lại có thể khiến khoản lãi nhỏ lại. Lãi/lỗ mất cân bằng.

Vì vậy, trong quản trị rủi ro, cần quản lý tốt số lượng tham gia. Nhiều nhà đầu tư sử dụng phương pháp chia số lần mua ra thành nhiều lần. Đây là một chiến thuật không mới nhưng vẫn rất hiệu quả trong đầu tư tài chính.

Nhà đầu tư cần biết cách xử lý rủi ro một cách cụ thể và dứt khoát. Khi giá chạm điểm cắt lỗ, hãy cắt lỗ thẳng tay.

Tham khảo thêm bài viết: Hướng dẫn tìm điểm cắt lỗ tốt.

3. Quản lý cảm xúc

Nhiều người cho rằng thiếu kỷ luật là một căn bệnh. Nhưng thực tế nó là một triệu chứng của cặn bệnh nghiêm trọng hơn nhiều. Căn bệnh thiếu niềm tin vào phương pháp giao dịch của mình.

Vì nhà đầu tư không tin hệ thống giao dịch của chính mình. Họ không tin sẽ kiếm được tiền đều đặn từ hệ thống nên bản để cảm xúc chi phối. Đây là lúc cần xây dựng niềm tin vững chắc vào bản thân mình.

Backtest lại các giao dịch trong quá khứ để kiểm tra lại độ hiệu quả phương pháp phân tích. Đồng thời, phải không ngừng nâng cấp để phù hợp với hiện tại. Có như vậy, cảm xúc mới không lấn át vào công việc giao dịch.

Một cách đơn giản là hãy viết chi tiết kế hoạch giao dịch đã được xây dựng ra giấy. Như vậy giúp ổn định cảm xúc của bạn.

Tham khảo bài: Tâm lý đám đông trong đầu tư chứng khoán.

4. Đề phòng các trường hợp khách quan

Ngày mai trong giờ giao dịch bạn bị kẹt xe. Khi đang giao dịch, nếu mất kết nối, nhà đầu tư sẽ làm gì? Hãy viết các trường hợp đã và có thể sẽ xẩy ra. Bạn sẽ đối phó với chúng như thế nào. Hãy liệt kê tất cả và ghi lại.

Xây dựng kế hoạch giao dịch chi tiết ko thể thiếu những tình huống này.

5. Kế hoạch giao dịch tưởng tượng

Mỗi ngày, khi thức dậy, hãy dành 15’ để tưởng tượng các trường hợp bạn gặp phải khi giao dịch. Hãy xây dựng chi tiết kế hoạch giao dịch. Các tình huống và cách giải quyết tình huống đó.

Đây là một cách luyện tập trong tâm trí để giữ bản thân luôn bình tĩnh trước những biến động.

TỔNG KẾT KẾ HOẠCH GIAO DỊCH

Các nhà giao dịch nên thực hiện một kế hoạch giao dịch để thiết lập một khuôn khổ rõ ràng khi điều hướng thị trường tài chính. Có kỷ luật và tìm ra những gì hoạt động tốt nhất.

Thường xuyên theo dõi tiến trình của bạn trong một nhật ký giao dịch và xem xét kế hoạch giao dịch hiện tại. Thay đổi nếu cần.

Mở tài khoản chứng khoán online trong 3′