Thị trường chứng khoán phái sinh mới phát triển hơn 5 năm nên còn khá mới mẻ đối với các nhà đầu tư tại Việt Nam. Nhưng không vì thế khiến “nhiệt” từ thị trường đầy tiềm năng này. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ hướng dẫn cho nhà đầu tư mới các bước cơ bản để giao dịch phái sinh tại Việt Nam.

CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH LÀ GÌ

Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng. Trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ các bên đối với việc thanh toán, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc ngày đã được xác định trong tương lai.

Ví dụ: hợp đồng quyền chọn là khi một nhà đầu tư muốn mua quyền chọn mua 100 cổ phiếu của công ty ABC với giá 50 đô la trong vòng 3 tháng. Giá quyền chọn mua là 5 đô la. Vì vậy nhà đầu tư phải trả 500 đô la (100 cổ phiếu x 5 đô la).

Trong vòng 3 tháng, giá cổ phiếu của công ty ABC tăng lên 60 đô la. Vì đã mua quyền chọn mua, nhà đầu tư có quyền mua 100 cổ phiếu với giá 50 đô la. Do đó ông ta có thể bán chúng trên thị trường với giá 60 đô la, thu về 1000 đô la (100 cổ phiếu x 60 đô la). Sau khi trừ đi giá mua quyền chọn mua, tổng lợi nhuận của ông ta là 500 đô la (1000 đô la – 500 đô la).

Nếu giá cổ phiếu của công ty ABC không tăng lên trong vòng 3 tháng, nhà đầu tư sẽ không sử dụng quyền chọn mua và mất tiền mua quyền chọn. Tuy nhiên, nhà đầu tư chỉ mất số tiền mua quyền chọn, không mất thêm bất kỳ khoản tiền nào.

CÁC LOẠI SẢN PHẨM CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH

Sản phẩm phái sinh được giao dịch đầu tiên tại Việt Nam là Hợp đồng tương lai chỉ số (chỉ số VN30 & HNX30) và Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ (Kỳ hạn 5 năm). Hiện nay, tại sân chơi phái sinh Việt Nam thì Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 được giao dịch phổ biến nhất.

Các loại chứng khoán phái sinh chính bao gồm:

Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contract)

Là một loại hợp đồng tài chính giữa hai bên, trong đó bên mua và bên bán cam kết thực hiện mua bán một tài sản cố định (như hàng hóa, chứng khoán, tiền tệ…) vào một thời điểm trong tương lai, với một giá cả được đồng ý trước đó.

Hợp đồng kỳ hạn cũng mang lại rủi ro về thay đổi giá cả của tài sản và không có sự bảo đảm từ sàn giao dịch. Nếu giá của tài sản tăng hoặc giảm mạnh sau khi hợp đồng được ký kết, một trong hai bên có thể phải chịu tổn thất lớn.

Hợp đồng kỳ hạn được sử dụng trong các hoạt động kinh doanh, đầu tư và bảo vệ giá cả của các sản phẩm tài chính.

Hợp đồng tương lai (Future Contract)

Là một loại hợp đồng tài chính giữa hai bên. Trong đó, bên mua cam kết mua một tài sản cố định (như hàng hóa, chứng khoán, tiền tệ…) từ bên bán vào một thời điểm trong tương lai, với một giá cố định được đồng ý trước đó.

Hợp đồng tương lai được giao dịch trên các sàn giao dịch chứng khoán hoặc sàn giao dịch hàng hóa. Trong đó các bên tham gia mua bán hợp đồng tương lai đều phải tuân thủ các quy định và điều kiện được đề ra bởi sàn giao dịch đó.

Hợp đồng tương lai cho phép các nhà đầu tư và doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro trong việc bảo vệ giá cả và giảm thiểu rủi ro về thay đổi giá cả của tài sản. Ngoài được sử dụng như một công cụ phòng ngừa rủi ro, phái sinh còn dùng để đầu cơ.

Hợp đồng hoán đổi (Swap Contract)

Là một loại hợp đồng tài chính giữa hai bên. Trong đó hai bên cam kết trao đổi các luồng tiền tương lai của họ với nhau. Thông thường, một bên sẽ trao đổi một khoản tiền lãi cố định cho một khoản tiền lãi thay đổi của bên kia. Thường được tính theo một tỷ lệ thay đổi thị trường nhất định.

Hợp đồng quyền chọn (Option Contract)

Là một loại hợp đồng tài chính giữa hai bên. Trong đó người bán cam kết cho người mua một quyền chọn (option) để mua hoặc bán một tài sản cố định (như chứng khoán, hàng hóa, tiền tệ…) vào một thời điểm trong tương lai, với một giá cả được đồng ý trước đó. Người mua của hợp đồng quyền chọn có quyền nhưng không bắt buộc thực hiện việc mua hoặc bán tài sản đó.

Hợp đồng quyền chọn có thể được phân loại thành hai loại chính. Đó là quyền chọn mua (Call Option)quyền chọn bán (Put Option).

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH

Chứng khoán phái sinh có những ưu nhược điểm so với chứng khoán cơ sở.

Ưu điểm

Giao dịch t+0

Giao dịch rất linh hoạt. Nhà đầu tư có thể giao dịch và thực hiện các thanh toán lãi lỗ ngay trong ngày.

Giao dịch 2 chiều

Cho phép nhà đầu tư bán khống hợp đồng – kiếm lợi nhuận ngay cả khi thị trường đang giảm.

Đòn bẩy lớn

Đòn bẩy cao gấp vài lần so với chứng khoán cơ sở. Điều này cho phép nhà đầu tư giao dịch mà chỉ cần đặt cọc 1 khoản tiền ký quỹ

Giới hạn phát hành/niêm yết

Phòng ngừa rủi ro biến động

Hợp đồng tương lai được sử dụng để phòng ngừa rủi ro. Từ đó, nhà đầu tư có thể giảm được thua lỗ khi tài sản cơ sở  biến động xấu.

Nhược điểm

Rủi ro về đòn bẩy

Cơ chế thanh toán của hợp đồng tương lai (sản phẩm đầu tiên của chứng khoán phái sinh) là thanh toán hàng ngày. Các khoản lỗ, lãi phát sinh từ hợp đồng tương lai được hiện thực hóa hàng ngày. Chúng được phản ánh cụ thể ngay trên tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư.

Các nhà đầu tư phải thực hiện ký quỹ ngay khi số tiền trên tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư xuống bằng hoặc thấp hơn so với mức ký quỹ duy trì. Do đó, một trong những yêu cầu khi tham gia hợp đồng tương lai là nhà đầu tư phải có năng lực nhất định về tài chính. Nếu không thực hiện ký quỹ bổ sung kịp thời khi có yêu cầu thì vị thế của nhà đầu tư sẽ đóng lại, gây thua lỗ, thậm chí có thể dẫn đến phá sản.

Rủi ro về biến động

Trường hợp dự đoán sai biến động sẽ rất dễ khiến nhà đầu tư mất tiền, đặc biệt gặp các tình huống trượt giá đặt lệnh khiến nhà đầu tư thiệt hại nhiều hơn dự tính. Đặc biệt, nếu nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm dễ bị “nghiện” giao dịch, mất nhiều tiền phí.

Rủi ro hệ thống

Trường hợp hệ thống kết nối bị trục trặc có thể khiến bạn mất nhiều tiền. Vậy nên hãy chắc chắn các thiết bị hoạt động tốt trước khi bắt đầu giao dịch phái sinh.

Rủi ro tin tức

Chứng khoán phái sinh phản ứng rất nhanh với các tin tức. Nhà đầu tư nên hạn chế để vị thế qua đêm hoặc qua tuần.

Rủi ro đáo hạn

Khác với chứng khoán cơ sở bạn có thể nắm giữ cổ phiếu bao lâu tùy thích. Ở phái sinh, bạn chỉ có thể nắm giữ hợp đồng tương lai cho đến khi đáo hạn.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn tìm điểm cắt lỗ tốt

HƯỚNG DẪN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Nhà đầu tư mới tham gia thị trường chứng khoán phái sinh, đầu tiên mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh tại: https://chungkhoanphaisinh.com/

Ccác bạn cần lưu ý về tỷ lệ ký quỹ, giao diện web/app. Kết nối của bạn phải ổn định.

Tiếp theo, nhà đầu tư chuyển tiền ký quỹ vào tài khoản chứng khoán phái sinh để giao dịch.

Các loại lệnh chính được sử dụng trong giao dịch chứng khoán phái sinh:

KẾT LUẬN

Nhà đầu tư mới trước khi bắt đầu giao dịch hãy chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch giao dịch. Cần một phương pháp giao dịch và quản lý rủi ro hiệu quả. Trong trường hợp nhà đầu tư mới chưa có nhiều kinh nghiệm về giao dịch chứng khoán phái sinh, hãy liên hệ với team VivaFi chúng tôi để nhận hỗ trợ.

VivaFi team tập hợp đội ngũ chuyên gia với nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường chứng khoán. Đội ngũ chuyên gia sẽ hỗ trợ bạn trong việc xây dựng phương pháp và kế hoạch giao dịch, quản lý rủi ro hiệu quả theo tư vấn 1-1 cho đến khi nhà đầu tư có thể tự mình giao dịch.

Team đồng hành và cung cấp tài liệu, chia sẻ kiến thức thực chiến cho nhà đầu tư chứng khoán phái sinh mới nhằm tạo ra một cộng động nhà đầu tư Việt vững mạnh.

MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN ONL TẠI NHÀ CHỈ TRONG 3′