Bạn có từng cảm thấy áp lực phải làm điều gì đó vì sợ bị bỏ lỡ cơ hội hay sự kiện quan trọng? Đó chính là FOMO – Fear of Missing Out, là một khái niệm tâm lý phổ biến trong xã hội hiện đại. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày về FOMO, tác động của nó và 5 cách khắc phục tâm lý FOMO trong đầu tư chứng khoán.

KHÁI NIỆM & NGUYÊN NHÂN

FOMO là từ viết tắt của “Fear of Missing Out“, một thuật ngữ mô tả sự lo lắng và áp lực của các nhà đầu tư khi họ không tham gia vào một thị trường đang tăng trưởng mạnh hoặc bỏ qua một cơ hội đầu tư hấp dẫn.

Theo tiến sĩ Dan Hernan người Israel – chuyên gia marketing đã xác định được hiệu ứng của hội chứng fomo vào đầu năm 1996 khi ông thực hiện nghiên cứu với một số khách hàng và thu được kết quả rằng hiệu chứng hội chứng fomo có thể là một trong những lý do khiến cho khách hàng không trung thành với bất kỳ một thương hiệu nào cả. Khi có hội chứng sợ bỏ lỡ, khách liên tục mua các sản phẩm mới từ những thương hiệu mới để không bỏ lỡ bất kỳ xu hướng thú vị nào.

Nguyên nhân của FOMO là sự cạnh tranh trong thị trường đầu tư. Với sự phát triển của internet và công nghệ, thông tin về thị trường đầu tư trở nên dễ dàng tiếp cận hơn bao giờ hết, và điều này đã dẫn đến sự gia tăng của sự cạnh tranh giữa các nhà đầu tư. Những tin tức tốt về một công ty hay một ngành nghề có thể nhanh chóng lan truyền và khiến nhà đầu tư FOMO, khi họ sợ bỏ lỡ cơ hội để kiếm lợi nhuận cao.

CÁC DẤU HIỆU CỦA NHÀ ĐẦU TƯ FOMO

Fomo là một cảm giác phổ biến trong đầu tư và có thể dẫn đến các quyết định đầu tư không cân nhắc kỹ lưỡng. Dưới đây là một số dấu hiệu của FOMO trong đầu tư:

Quyết định đầu tư ngay lập tức

Thông thường, khi một người đầu tư bắt đầu quan tâm đến một cổ phiếu hoặc một loại tài sản nào đó, họ có thể bắt đầu tìm kiếm thông tin liên quan và đọc các bài đánh giá tích cực về sản phẩm này. Điều này có thể dẫn đến tăng cao động cơ mua vào và người đầu tư có thể bắt đầu cân nhắc đầu tư vào sản phẩm này.

Người đầu tư FOMO thường không đưa ra quyết định đầu tư sau khi suy nghĩ kỹ lưỡng. Họ sẽ đầu tư ngay lập tức khi thấy một cơ hội đầu tư tiềm năng. Họ không đặt câu hỏi nghi vấn về khả năng thành công hay mức độ rủi ro sẽ hứng chịu nếu sai.

Không đưa ra những cân nhắc

Một người đầu tư FOMO có thể không đưa ra quyết định đầu tư dựa trên những nghi ngại chính đáng và một phân tích cẩn thận về sản phẩm. Thay vào đó, họ sẽ đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc, mong muốn được tham gia vào một cơn sốt đầu tư.

Tăng cao rủi ro đầu tư

Người đầu tư FOMO thường sẽ mua vào một cổ phiếu hoặc một loại tài sản ở giá cao hơn so với giá trị thực tế của nó. Họ lo sợ sẽ bỏ lỡ cơ hội đầu tư. Điều này có thể dẫn đến tăng cao rủi ro đầu tư, đặc biệt là khi thị trường giảm sút.

Thường xuyên kiểm tra giá cả

Người đầu tư FOMO có thể trở nên nghiện việc theo dõi giá cả của sản phẩm đầu tư của họ và cảm thấy bất an nếu giá cả giảm. Tình trạng này dễ bắt gặp ở những người mới tham gia thị trường chứng khoán. Họ có khuynh hướng thường xuyên check bảng điện trong sự hồi hộp, mong ngóng.

Không tuân thủ chiến lược đầu tư

Người đầu tư FOMO thường không tuân thủ chiến lược đầu tư của mình. Họ dễ bị cuốn hút bởi những cơ hội đầu tư mới. Điều này có thể dẫn đến việc họ không tập trung vào một kế hoạch đầu tư cụ thể. Các quyết định đầu tư của họ trở nên không đáng tin và thiếu sự kiên nhẫn.

Nếu bạn nhận thấy một hoặc nhiều dấu hiệu trên khi đầu tư, hãy cẩn trọng và xem xét lại chiến lược đầu tư của mình để đảm bảo bản thân vẫn luôn sáng suốt khi ra quyết định đầu tư.

TÁC ĐỘNG CỦA FOMO ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Fomo có 1 số tác động tích cực và tiêu cực đến thị trường chứng khoán Việt Nam.

Khi nhiều nhà đầu tư FOMO bắt đầu mua cổ phiếu, giá trị của cổ phiếu sẽ tăng lên. Nhờ lực cầu mua sẽ tăng lên và người bán sẽ có đòn bẩy lớn hơn để đẩy giá lên. 

Khi nhiều nhà đầu tư FOMO bắt đầu mua cổ phiếu, thanh khoản của thị trường chứng khoán sẽ tăng lên. Fomo khiến có nhiều người mua bán cổ phiếu. Điều này có thể làm tăng sự đa dạng của thị trường và làm cho nó trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư khác.

FOMO có thể tạo ra sự kích thích đối với các nhà đầu tư. Đặc biệt là các nhà đầu tư lớn để mua vào các cổ phiếu hoặc tài sản. Điều này có thể dẫn đến đợt tăng giá đột biến trong thị trường chứng khoán.

Người đầu tư FOMO thường mua vào các sản phẩm đầu tư với giá cao hơn so với giá trị thực tế của nó. Vì vậy độ rủi ro đầu tư của họ cũng tăng lên. Điều này có thể dẫn đến một tình trạng bong bóng đầu tư. Giá cả tăng cao hơn giá trị thật của tài sản. FOMO có thể dẫn đến một môi trường giao dịch không ổn định khi các nhà đầu tư đưa ra các quyết định dựa trên cảm xúc thay vì phân tích kỹ lưỡng. Điều này có thể dẫn đến sự dao động mạnh của giá trị cổ phiếu và làm cho thị trường chứng khoán trở nên bất ổn.

Vì vậy, FOMO có thể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán bằng cách tạo ra sự biến động. Nó làm tăng giá trị cổ phiếu và tăng lượng giao dịch, nhưng nó cũng có thể dẫn đến một môi trường giao dịch không ổn định và rủi ro cao.

5 CÁCH KHẮC PHỤC TÂM LÝ FOMO

Sau đây là 5 cách cơ bản để khắc phục tâm lý FOMO trong đầu tư chứng khoán.

Trước khi bắt đầu đầu tư, hãy xác định rõ mục tiêu đầu tư của bạn. Nó bao gồm cả khả năng chấp nhận rủi ro và mức độ lợi nhuận mong đợi. Khi đã có mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ không bị cuốn theo bởi FOMO. Bạn sẽ không cảm thấy cần phải tham gia vào các cơ hội đầu tư mới.

Hãy lập kế hoạch đầu tư với sự hỗ trợ của các chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư. Một kế hoạch đầu tư rõ ràng chính là chìa khóa để giúp các nhà đầu tư có thể thoát khỏi trạng thái FOMO. Thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch, không để bị sao lãng.

Tham khảo thêm: 5 bước xây dựng kế hoạch giao dịch chi tiết từ A-Z

Nhà đầu tư fomo vì quá tự tin vào thị trường, nghĩ đến những cảnh thiên đường. Thực tế trên thị trường chứng khoán cũng như trong cuộc sống, mọi chuyện đều có thể xảy ra. Hãy luôn đề phòng trường hợp xấu nhất và cắt lỗ.

Hãy kiểm soát cảm xúc của mình trong quá trình đầu tư. Nếu bạn cảm thấy bị áp lực hoặc căng thẳng, hãy dành thời gian để thư giãn.

Đây là cách điều trị tâm lý FOMO tự nhiên. Nó giúp bạn tránh được các suy nghĩ tiêu cực hoặc quá phấn khích khi nhìn thị trường. Các thông tin rác tràn ngập trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Chúng sẽ khiến bạn trở nên bối rối khi ra quyết định. Thực tế, để đầu tư bạn không cần để ý quá nhiều đến những thứ này.

KẾT LUẬN VỀ FOMO

Hành động con người bị chi phối bởi sự logic và cảm xúc. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần làm chủ cảm xúc chứ không phải bị làm chủ. Bạn nên tập trung vào kế hoạch đầu tư của mình, nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường. Có như vậy, chúng ta mới thoát khỏi tâm lý FOMO.

CHỈ 3′ ĐỂ MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN ONL TẠI VPBANKS