Giao dịch chứng khoán phái sinh thực sự hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư trẻ. Phái sinh đang nổi lên là xu hướng nhờ khả năng giao dịch trong ngày, tính bù trừ. Sau đây là 10 lời khuyên hữu ích về phái sinh dành cho nhà đầu tư mới.
I. CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH LÀ GÌ
1. Khái niệm
Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng. Trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ các bên đối với việc thanh toán, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc ngày đã được xác định trong tương lai.
Ví dụ: bạn dự báo giá vàng sẽ đạt đỉnh mức 70 triệu đồng/cây. Nhưng bạn không có vàng và quyết định mượn anh hàng xóm 1 cây. Bằng 1 cách thần kỳ nào đó, anh ấy cho bạn mượn. Bạn bán vàng ở giá 70 triệu.
Mấy ngày sau giá vàng rơi về 65 triệu đồng/cây. Lúc này, bạn quyết định mua lại 1 cây vàng trả lại anh hàng xóm. Bạn ăn chênh lệch khoản lãi 5 triệu.
Như vậy, bản chất bạn không sở hữu tài sản phái sinh mà chỉ giao dịch chứng khoán phái sinh.
2. Các loại hợp đồng phái sinh
Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contract)
Một loại chứng khoán phát sinh. Trong đó người mua và người bán sẽ thực hiện việc mua bán một tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với một mức giá nhất định đã được thỏa thuận từ hôm nay.
Hợp đồng kỳ hạn là một loại hợp đồng giao sau. Nó đối lập với hợp đồng giao ngay (spot contract) – với tài sản thường được giao trong vòng 2 ngày kể từ ngày kí kết (T+2). Hợp đồng kỳ hạn có thời điểm giao nhận xa hơn so với T+2. Chênh lệch giữa giá kỳ hạn và giá giao ngay gọi là khoản thặng dư (forward premium) nếu giá kỳ hạn cao hơn, hoặc khoản chiết khấu (forward discount) nếu giá kỳ hạn thấp hơn.
Người ta có thể sử dụng hợp đồng kỳ hạn để đầu cơ giá cả trong tương lai, nhưng thường thì mục đích của hợp đồng là để tránh việc tài sản bị tác động của rủi ro về giá cả cũng hay lãi suất trong tương lai (hedging).
Hợp đồng tương lai (Future Contract)
Đây là hợp đồng đang được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam. Đây là loại hợp đồng chuẩn hóa giữa 2 bên (mua – bán) về một giao dịch trong tương lai, với mức giá xác định tại thời điểm ký hợp đồng.
Giao dịch hợp đồng tương lai diễn ra với bên mua đồng ý mua sản phẩm tại thời điểm xác định trong tương lai. Đồng thời bên bán đồng ý bán sản phẩm với mức giá xác định ở thời điểm hiện tại.
Các điều kiện chuẩn hóa giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số cụ thể như:
- Tài sản cơ sở là một chỉ số chứng khoán cụ thể, đại diện như chỉ số cổ phiếu.
- Hệ số nhân hợp đồng là giá trị được quy ra tiền, tương ứng với một điểm chỉ số.
- Đơn vị niêm yết giá là số điểm của chỉ số cơ sở.
- Bước giá sẽ được quy định khác nhau cho từng loại hình hợp đồng tương lai chỉ số.
- Phương thức thanh toán hợp đồng tương lai chỉ số là bằng tiền.
Hợp đồng hoán đổi (Swap Contract)
Ngoại hối. Mua và bán đồng thời một đồng tiền với các số lượng xấp xỉ bằng nhau có các kỳ đáo hạn khác nhau. Giá hoán đổi là chênh lệch về giá giữa các kỳ đáo hạn của hợp đồng hoán đổi.
Hợp đồng hoán đổi thường được sử dụng nhiều nhất cho các mục đích tài trợ hay tạo ra tài sản, và có một số lợi thế khi so sánh với các khoản vay ngân hàng, hay tiền gửi trong quản lý tài sản – Nợ. Không giống như khoản vay hay tiền gửi, việc hoán đổi không được công khai trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng phát hành. Mặc dù các ngân hàng vẫn phải dự trữ một phần vốn cổ phần của họ nhằm trang trải các thỏa thuận hoán đổi hiện hành theo các nguyên tắc vốn dựa trên rủi ro.
– Hoán đổi trái phiếu.
– Hoán đổi cầm cố.
– Hoán đổi hàng hóa: việc trao đổi các khoản thanh toán trong đó giá trị trao đổi được kết với giá hàng hóa. Tương tự hoán đổi lãi suất.
– Hoán đổi thông thường nghĩa là trao đổi (exchange) hai thứ với nhau và cái đem ra trao đổi phải khác nhau.
Hợp đồng quyền chọn (Option Contract)
Là loại công cụ phái sinh cho phép người nắm giữ nó có quyền mua hoặc bán một khối lượng nhất định hàng hoá với một mức giá nhất định, vào một thời điểm xác định trước. Theo khoản 3 Điều 64 Luật thương mại năm 2005 quy định: “Hợp đồng về quyền chọn bán hoặc quyền chọn mua là thoả thuận, theo đó bên mua có quyền được mua hoặc được bán một hàng hoá xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hoá đó.”
II. 10 LỜI KHUYÊN DÀNH CHO NHÀ ĐẦU TƯ MỚI
Dưới đây là 10 lời khuyên dành cho các nhà đầu tư chứng khoán phái sinh mới.
- Trend is friend – Xu hướng là bạn.
- Cái quan trọng nhất không phải là đi lệnh giỏi mà là xử lý tình huống giỏi.
- Cái tôi chính là bức tường ngăn cản bạn với thành công trong nghề trading. Bạn nghĩ gì về thị trường không quan trọng, thị trường sẽ luôn đi theo ý kiến riêng của nó.
- Tập trung 1 khung thời gian sẽ khiến bạn mất đi cái nhìn tổng thể. Bạn sẽ giống như 1 con ếch ngồi đáy giếng. Hãy có đa góc nhìn ở các khung thời gian khác nhau, từ đó bạn sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về vận động.
- Hệ thống giao dịch như 1 thanh gươm, gươm bền nhờ cách bảo quản, gươm tốt là còn phụ thuộc người sử dụng.
- Có kế hoạch giao dịch để thành công thì cũng cần kế hoạch khi thất bại.
- Hai chìa khóa cho trading phái sinh là: TREND và STOPLOSS.
- Những gì đơn giản nhất lại mang lại hiệu quả nhất.
- Chỉ báo nào cũng có thể giúp bạn kiếm được tiền: MA, BB hay MACD … Nhưng điểm mấu chốt nằm ở quản trị rủi ro. Chúng ta hay thường nghe high risk/ high return nhưng nó không còn đúng với hiện tại, nên là low risk/ high return hay high risk/ low return.
- Thị trường sẽ luôn ở đó, chỉ có các trader đến và đi.
KẾT LUẬN
Trên đây là 10 kinh nghiệm đầu tư phái sinh cho người mới được lấy từ các cựu trader. Nhà đầu tư mới cần thêm kinh nghiệm thực chiến để hiểu hơn về phái sinh. 10 lời khuyên dành cho nhà đầu tư phái sinh mới sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro trên thị trường.
Mở tài khoản phái sinh tại đây!